주요 콘텐츠로 건너뛰기
x

Bài 1


BÁN HÀNG PHẢI CÓ LƯƠNG TÂM

 

 

Hội thoại

Người bán (vợ): 
Mua bưởi đi, chị. Bưởi ngon nè, chị. Tôi lựa cho chị há? ... Ông ơi, sao hàng bên kia (á hả), khách, người ta đông quá trời hà?
Chồng: 
Bên đó người ta bán bưởi có lá. Người ta mang về thắp hương cho (nó) có lộc…
Vợ: 
Ông về ông lấy cho tôi lọ keo 502, với lại (hả) mấy cái lá đem ra đây.
Chồng: 
Này bà, làm như thế là lừa dối người ta. Có tội đó!
Vợ: 
Đi đi mà! ... Ông xem, thêm có mấy cái lá, với lại (ha) mấy giọt 502 mà được thêm biết bao nhiêu tiền... Ông xem hoa có đẹp không nè... Ủa, cái gì thế này? …Ơ…, đúng là đồ lừa đảo (ơ... ơ…).
Chồng: 
Ơ hay. Bà mắng người ta mà không biết nhìn lại mình. Bà không gắn lá bưởi bán cho khách (rồi) còn gì.

 

(Nguồn: Vnexpress Bán hàng phải có lương tâm )

 

Từ vựng và cách diễn đạt

  1. lương tâm: yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình .
  2. lựa: lấy ra cái đáp ứng theo yêu cầu, trên cơ sở so sánh với những cái cùng loại.
  3. thắp hương/ đốt nhang: châm lửa làm cho nhang/hương cháy lên.
  4. lộc: chồi lá non/ của trời hay các đấng thiêng liêng ban cho, theo quan niệm xưa.
  5. keo: hất dính dùng để dán, gắn, được pha chế hoặc được lấy từ nhựa cây.
  6. với lại: và, cùng với (khẩu ngữ).
  7. lừa dối: lừa bằng thủ đoạn nói dối (nói khái quát).
  8. tội: hành vi phạm pháp, đáng bị xử phạt hoặc phạm vào những điều răn cấm của đạo đức, tôn giáo, v.v.
  9. động từ + có + danh từ: chỉ số lượng hoặc phạm vi ít, nhỏ, không nhiều (theo chủ quan của người nói). Ví dụ: Nó mua có ba cuốn sách.
  10. biết bao nhiêu (là): số lượng được danh từ biểu thị là rất nhiều. Ví dụ: Vào ngày lễ hội, ngoài đường có biết bao nhiêu (là) người.
  11. lừa đảo: lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm lấy của cải, tài sản.
    đồ lừa đảo : từ dùng để mắng những kẻ lửa người bằng thủ đoạn xảo trá.
    đồ + tính từ: thường là để mắng ai vì điều không tốt nào đó (mang nghĩa âm tính).
  12. mắng: dùng những lời nói nặng, to tiếng để nêu ra lỗi của người khác.
  13. gắn: làm cho dính chặt vào với nhau bằng một chất dính.
    Ví dụ: Cô ấy dùng keo dể gắn các cánh hoa lại với nhau.
  14. rồi con gì: điều nhắc đến trước đó chắc chắn đã được thực hiện.
    Ví dụ:
    - Hôm qua chị nhờ em gửi thư cho anh Nam, em đã gửi chưa?
    - Em đã gửi rồi còn gì. (= Chắc chắn là em đã gửi rồi.)